Phản ứng quốc tế Chiến_tranh_Nam_Ossetia_2008

Đa phần các nước EU đều không đồng tình với việc Nga dùng vũ lực tấn công Gruzia. Lãnh đạo các nước thành viên cũ của Liên bang Xô viết như Latvia, Litva, Estonia, UkrainaBa Lan đều cùng ủng hộ tổng thống Mikheil Saakashvili trong cuộc chiến chống Nga.[80] Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice cũng lên tiếng cảnh báo Nga rằng họ có thể bị thế giới cô lập nếu không tuân thủ lệnh ngừng bắn với Gruzia và rút quân về nước[81] còn các nước thuộc Nato cũng cho rằng họ "không thể tiếp tục quan hệ như cũ" với Nga.[82]

EUNato cũng lo ngại sau 2 vùng ly khai của Gruzia, Nga sẽ nhắm tới các nước khác, chẳng hạn như Ukraina.[83]

Tổng thống Hugo Chávez của Venezuela thì ủng hộ việc Nga công nhận nền độc lập của 2 vùng ly khai Nam OssetiaAbkhazia. Chavez cho rằng Gruzia xâm lược Nam Ossetia và khẳng định sẽ ủng hộ lập trường chống đế quốc của Nga.[84]. Ngoài Venezuela, còn có NicaraguaNauru công nhận nền độc lập của Nam OssetiaAbkhazia. Nauru, quốc đảo Thái Bình Dương nhỏ bé với dân số hơn 9 nghìn người được ghi nhận là đã có được 50 triệu Đô la Mỹ tiền "viện trợ nhân đạo" từ Nga sau khi công nhận Nam OssetiaAbkhazia.[85] Việc Venezuela công nhận hai miền đất li khai này đã châm ngòi cho những hành động tương tự trên toàn Mỹ Latin, khiến cả châu Âu rối đầu vì việc này.

Trong khi các nước Ba Lan, Litva, Slovenia muốn EU có những hành động cứng rắn đối với Nga thì Ngoại trưởng những nước đang phụ thuộc năng lượng của Nga như Đức, Phần Lan, Pháp và các quốc gia khác lại chỉ đồng ý những hành động phản đối mang tính tượng trưng vì e ngại ảnh hưởng tới họ.[86]

Các nước phương Tây, trong số đó có cả những quốc gia thành viên NATO, đã lên án Nga vì hành động ở Nam Ossetia và cáo buộc Moskva sử dụng lực lượng không cân xứng trong cuộc chiến này. Tuy nhiên, vài tháng sau đó một số chính trị gia châu Âu phải thừa nhận rằng, Gruzia cũng có trách nhiệm vì đã làm căng thẳng tình hình trong khu vực. Còn Ủy ban quốc tế độc lập, căn cứ theo kết quả điều tra tình hình xung đột vào hồi tháng 8/2008, đã kết luận, việc Nga đáp trả quân sự trong cuộc tấn công của Gruzia là hợp pháp vì hành động này của Nga chỉ mang tính chất phòng thủ. Bản báo cáo cũng đã quy cho Gruzia trách nhiệm chính trong cuộc chiến này. Những người điều tra nhận định rằng Tbilissi phải chịu trách nhiệm về việc châm ngòi chiến tranh và việc ném bom thủ phủ Tskhinvali của Nam Ossetia. Nhiều nhà phân tích cho rằng, bản báo cáo này có thể làm cho vị thế của tổng thống Gruzia Mikhail Saakashivili suy yếu hơn và góp phần thúc đẩy quá trình công nhận độc lập cho hai khu vực li khai của Gruzia.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Nam_Ossetia_2008 http://www.theage.com.au/world/looting-and-ethnic-... http://en.apa.az/news.php?id=86390 http://www.caucaz.com/home_eng/depeches.php?idp=77... http://www.channel4.com/news/articles/politics/int... http://edition.cnn.com/2008/WORLD/europe/08/09/geo... http://edition.cnn.com/2008/WORLD/europe/08/14/geo... http://www.ft.com/cms/s/0/25ec7414-723c-11dd-a44a-... http://google.com/search?q=cache:IBMRO4zYhk4J:www.... http://afp.google.com/article/ALeqM5jy0s0tG42xwDFY... http://ap.google.com/article/ALeqM5gDNLWfQWKrQc48p...